Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế là một trong những phân ngành hứa hẹn nhất đối với các nhà đầu tư vì mức độ tăng trưởng lên đến 18% mỗi năm nhưng hầu hết thiết bị y tế tại Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh chóng, khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hiện tại là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu, chính phủ đã đưa ra nhiều mức độ hỗ trợ tài chính và ưu đãi đầu tư trong năm qua cũng như thời gian sắp tới.
Cơ hội lớn còn bỏ ngỏ cho các nhà đầu tư trong nước
Theo các số liệu mới của Bộ Y Tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây lên đến hàng tỷ đô. Số lượng bệnh bệnh công và tư – khách hàng mục tiêu của ngành thiết bị y tế, cũng đang tăng rất nhanh nhưng chủ yếu yếu vẫn tập trung ở khu vực miền Bắc, chiếm đến 42% và khu vực Hồ Chí Minh chiếm 19%. Tuy nhiên, dân số Việt Nam đang già hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, dân số thành thị ngày càng tăng nhanh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang được quan tâm rất cao nên các chỉ số sẽ nhanh chóng thay đổi và là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
Nguồn cung hiện tại 90% thiết bị y tế ở Việt Nam được nhập khẩu, do khả năng sản xuất trang thiết bị y tế trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Trên thực tế, các nhà sản xuất nước ta chỉ có thể cung cấp các vật tư y tế cơ bản như giường bệnh và đồ dùng một lần. Vì lý do này, đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước, lẫn tư nhân đang gia tăng nhanh. Tiềm năng của ngành vật tư y tế đang vô cùng rộng mở:
Nhu cầu thiết bị hiện đại tăng cao: quá trình già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh từ năm 2019-2029 sẽ tăng thêm 20 triệu dân trên 60 tuổi; tầng lớp khá giả và giàu có tăng – người có nhiều điều kiện chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, mức chi cho y tế của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan (12 USD), Malaysia (35 USD), Singapore (103USD).
Chính sách thúc đẩy của nhà nước: các đề án phát triển sản xuất trang thiết bị trong nước đã huy động đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tập trung vào thiết bị y tế; các tuyến bệnh viện vệ tinh cũng được tăng cường để đáp ứng các nhu cầu y tế kịp thời và giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên; lĩnh vực y tế tư nhân cũng được khuyến khích phát triển để thu hút các nhà đầu tư ở hạng mục bệnh viện cao cấp chuẩn quốc tế hoặc bệnh viện trực thuộc các khu dân cư.
Sự hỗ trợ từ quốc tế: tận dụng các hiệp định thương mại tự do như hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là cơ hội quan trọng cho các nhà đầu tư tận dụng. Trong khuôn khổ EVFTA, một số loại thuế đã được xóa bỏ ngay khi thực hiện, trong khi các loại thuế khác sẽ dần dần được xóa bỏ theo từng giai đoạn.
SHE MEDICAL sẵn sàng hội nhập
SHE MEDICAL – Thương hiệu nằm trong hệ sinh thái SHE GROUP, sẽ tận dụng những cơ hội thuận lợi để nâng cao năng lực sản xuất các trang thiết bị y tế cần thiết, đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ ứng dụng vào quá trình sản xuất cũng như nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu cho các Trung tâm kinh doanh thiết bị y tế, cơ sở y tế, bệnh viện và bệnh viện thẩm mỹ trên cả nước.
Trang thiết bị y tế với những tiềm năng đáng mong đợi xứng đáng để các nhà đầu tư cân nhắc trong thời điểm hiện tại. Nếu có đủ nguồn vốn và kinh nghiệm bạn có thể tự đầu tư vào các lĩnh vực này nhưng nếu vừa bắt đầu hay chưa có nhiều kinh nghiệm bạn cần một đối tác uy tín như SHE GROUP. Chúng tôi luôn nỗ lực xây dựng các mối quan hệ hợp tác nghiêm túc và lâu dài với các Nhà Sản Xuất và Nhà Cung Cấp, cũng như các Khách hàng dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho các bên.