Dù xuất phát từ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân hay yêu cầu cải thiện cơ sở khám chữa bệnh của ngành y, các doanh nghiệp dược, vật tư - thiết bị y tế đều đang đứng trước cơ hội hiếm có để cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh trên cơ sở tối ưu tất cả nguồn lực.
She Medical toạ lạc tại tầng 7, toà nhà Centre Point, Q3, TPHCM
Đi tìm động lực tăng trưởng
Trong khi hầu hết các ngành nghề kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngành dược và thiết bị - vật tư y tế lại “đi ngược sóng” khi ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, không phải chờ đến lúc mối đe doạ bệnh tật liền kề mới làm gia tăng nhu cầu mà trên thực tế Việt Nam nói chung và SHE Medical nói riêng luôn được đánh giá là thị trường vật tư - thiết bị y tế vô cùng tiềm năng, được củng cố bởi ba động lực chính.
Thứ nhất, dân số Việt Nam đang ghi nhận tốc độ già hoá nhanh nhất từ trước đến nay: Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người năm 2020 – chiếm gần 7,9% dân số cả nước. Dân số già hoá đồng nghĩa với nhu cầu thăm khám tăng cao cũng như đòi hỏi nhiều trang thiết bị y tế hiện đại hơn được sử dụng trong công tác chẩn đoán - điều trị.
Thứ hai, quá trình đô thị hoá nhanh chóng và mức sống dân cư cải thiện với sự sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sức khoẻ của tầng lớp trung lưu và giàu có tăng mạnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường IMS Health, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt 50 USD/ người/ năm và duy trì mức tăng trên 10%/năm cho tới năm 2025.
Thứ ba, mục tiêu thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành y tế đang rất được chú trọng thực hiện. Với nguồn Ngân sách Nhà nước, hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được huy động đầu tư cho trang thiết bị y tế, tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh. Với nguồn vốn tư nhân, qua nhiều chính sách khuyến khích phù hợp, số giường bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân dự kiến sẽ chiếm 20% tổng số giường trong năm 2020 này, hầu hết được trang bị hiện đại, tối tân.
Thêm vào đó, yếu tố thời điểm đặc thù bởi ảnh hưởng từ COVID-19 cũng gợi mở hướng sản xuất chiến lược về thuốc, thiết bị, vật tư… Nhiều sản phẩm thiết yếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được doanh nghiệp Việt xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau - góp phần củng cố thêm nhận định của nhiều chuyên gia: “Ngành dược, vật tư - thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số trong một vài năm tới”.
Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước
Đề án "Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030".
Bộ Y tế đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu trên bao gồm: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước; tăng cường phát triển hệ thống thử nghiệm về TTBYT, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác truyền thông.
Cụ thể, sẽ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất trong nước, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm sản xuất trong nước từ kết quả nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng và phát triển sản xuất trong nước, ưu tiên TTBYT sản xuất trong nước cũng như việc lập hồ sơ mời thầu phải căn cứ vào danh mục máy móc, thiết bị y tế, nguyên liệu và vật tư y tế trong nước sản xuất được trên trang tin điện tử của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường phát triển hệ thống thử nghiệm về TTBYT bằng cách: Xây dựng, phát triển hệ thống thử nghiệm về TTBYT hiện đại, đồng bộ, đáp ứng hội nhập quốc tế; duy trì hệ thống thử nghiệm TTBYT, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn tới chuẩn quốc tế; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thử nghiệm về TTBYT ở trong và ngoài nước cho các cán bộ nghiệp vụ của các bộ ngành, địa phương, các tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm và doanh nghiệp.
Đề án "Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030", chính là cơ hội để SHE Medical cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh vật tư - thiết bị y tế.