NHỮNG KỸ NĂNG MỀM “CẦN PHẢI CÓ” CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO

Trà My / 22/02/2022 / 0
NHỮNG KỸ NĂNG MỀM “CẦN PHẢI CÓ” CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO

 

Một nhà lãnh đạo xuất sắc, chuyên môn là điều nhất định phải có, ngoài ra các kỹ năng mềm cũng không thể thiếu để duy trì sự thành công.

Chúng ta vẫn thường nghe rằng một người lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa trông rộng, giỏi giao tiếp, đàm phán, biết cách lắng nghe, quản lý hiệu quả… Thế nhưng, bên cạnh việc nuôi dưỡng những kỹ năng chuyên môn đó, các nhà lãnh đạo cần rèn luyện những kỹ năng mềm như thế nào để phát triển hơn bản thân mình. Dưới đây là những kỹ năng mềm cần phải có của một người lãnh đạo thành công.

 

Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác

Có 3 điều quan trọng trong việc học hỏi mà một nhà lãnh đạo cần ghi nhớ, đó là: học hỏi từ kinh nghiệm của bản thân, học hỏi từ kinh nghiệm của người khác, cuối cùng là kết hợp những kinh nghiệm mình có và quan sát được để đưa ra quyết định khôn ngoan nhất.

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ dựa vào trải nghiệm của chính mình mới giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn nhất bởi đó là những điều ta đúc kết được từ kinh nghiệm cũng như sai lầm và thất bại trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra như chúng ta dự đoán. Sẽ có lúc chúng ta rơi vào những tình huống bế tắc, và nếu như bạn từng chứng kiến cách người khác xử lý tình huống tương tự, bạn vẫn có thể áp dụng để giúp mình và tập thể vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Học hỏi từ trải nghiệm của người khác vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự.

 

Nhìn nhận và thay đổi bản thân

Không có ai là hoàn hảo, ngay cả những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất cũng có những lúc mắc sai lầm. Do đó, thay vì cố gắng che giấu lỗi sai của mình, bạn hãy thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót của bản thân để cùng mọi người tìm ra cách sửa chữa kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, đôi lúc còn có thể rút ngắn khoảng cách với nhân viên.

Trước tiên, bạn cần phải tự hỏi bản thân về điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, cách làm việc và quản lý nhân viên, giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác đã thực sự hiệu quả chưa. Khi bạn tìm ra những vấn đề cần cải thiện, bạn sẽ tìm được cách để thay đổi sao cho phù hợp với từng vị trí trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất.

 

Đặt mình vào vị trí của nhân viên

Nếu bạn đã từng là một người thường xuyên quan sát phong cách làm việc của cấp trên, chắc chắn rằng bạn sẽ nắm bắt được ít nhiều cách suy nghĩ của họ để dung hòa và làm việc hiệu quả. Điều đó đặc biệt có ích khi bạn trở thành người lãnh đạo, bởi khi đó bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu được cảm nhận của nhân viên để động viên, hướng dẫn cũng như khai thác tiềm năng của họ. Ngoài ra, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ không tạo qua nhiều sức ép, gây áp lực cho nhân viên mà thay vào đó là tìm cách để đáp ứng nhu cầu của họ, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy tối đa năng lực của mình, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

 

Trực giác đôi khi cũng rất đáng tin

Khi làm kinh doanh rất ít ai nhắc đến chuyện hoàn toàn tin váo trực giác mà các kết quả nghiên cứu và những số liệu phân tích rõ ràng mới là nơi đặt lòng tin. Thế nhưng, thực tế, nhiều nhà lãnh đạo vẫn tin rằng tin vào trực giác đôi khi sẽ đem lại kết quả bất ngờ. Trong một số trường hợp, nếu biết cách kết hợp các số liệu, kinh nghiệm sẵn có cùng một chút mạo hiểm dựa vào trực giác cá nhân, bạn sẽ có cơ hội bất ngờ, đôi khi là lật ngược tình thế cũng chẳng ai ngờ tới.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:




Tag

SHE GROUP | Cung cấp bởi Sapo